Súc động cơ xe máy như thế nào ?

Súc động cơ xong chắt nhớt ra xem rồi bảo “cặn mạt nhiều thế này đúng là súc tốt” là họ đã hiểu sai, cái cặn đó đúng là súc động cơ tẩy ra là tốt nhưng không phải mục đích chính của súc động cơ, súc động cơ là để làm thông đường nhớt và cái súc động cơ nó sẽ hòa tan cái cặn hắc ín cháy đen đó thành chất lỏng như xăng hòa tan sơn ấy

Mục đích của súc động cơ CHỈ là để làm sạch mạt cặn bám trong đường bơm nhớt

1. Nhớt lâu ngày nó sẽ bị cháy quẹo lại thành dạng như parafin (nhựa đường) bám vào thành máy chi tiết, quan trọng nhất là nó bám làm bít đường bơm nhớt. Muốn tẩy nó ra cần 2 cơ chế như em nói trên: hòa tan (kiểu dung môi) và sủi bọt (tẩy rửa kiểu xà bông). Bác nào rửa chén cho vợ thấy xà bông phải đánh tung bọt lên nó mới tẩy sạch được cái đĩa, chứ đổ lên không nó chả có ý nghĩa gì.

2. Tốc độ hóa hơi sủi bọt khi nóng và độ nhớt cũng như độ hòa tan của các chất hydrocarbon tăng dần như sau: <nhớt< DO < dầu hỏa< xăng tức nhớt là dung dịch ít sủi bọt nhất và sẽ tan được trong bọn DO, dầu hỏa, xăng. Muốn có 2 tính chất tẩy rửa như mục 1 thì phải chọn 1 dung dịch vừa có tính dung môi vừa sủi bọt hóa hơi khi nóng lên và DO là thích hợp nhất. Trong dung dịch súc động cơ thì thành phần chính là dầu DO đó hoặc DO pha với dầu hỏa theo tỷ lệ thích hợp thêm 1 ít phụ gia tẩy rửa, thành phần chính vẫn là DO. Bác nào mở chai súc động cơ ra hít 1 hơi là biết, nó có mùi hỗn hợp của DO và dầu hỏa, hăng hắc.

3. Súc động cơ nó sẽ dùng 2 cơ chế đó: nó là hỗn hợp 1 dung dịch loãng như dầu DO để vừa làm dung môi và làm chất để sủi tạo bọt tẩy rửa khi nóng lên. Khi đó nó sẽ đánh bay các mảng cháy, kết tủa, gum ở thành máy đường nhớt nhưng đồng thời cũng làm tăng áp suất buồng đốt và dễ gây xì ron nếu các bác nẹt ga. Đồng thời nó cũng hòa tan cả nhớt cũ, giảm tính bôi trơn làm loãng ra để len lỏi vào từng ngóc ngách giúp đẩy hết mạt và cặn ra. Vì thế nguyên tắc tiên quyết của súc động cơ là không được nẹt ga. --> Thế cho nên dùng DO cũng y như dùng súc động cơ thôi vì thật ra thành phần của súc động cơ cũng là DO

4. Liều lượng dùng DO: có thể dùng pha 50% DO vào nhớt cũ, hoặc kỹ hơn thì 50% vào nhớt mới loại w50 rẻ súc trong 5-10 phút. 15000-40000 km mới súc kiểu đó 1 lần.

Lý do em dùng dầu DO vì cảm nhận lượng dung môi nhiều hơn sẽ tẩy rửa tốt hơn, và khi pha với nhớt w50 mới thì sẽ thấy được thực sự buồng máy cặn nó ra dơ như thế nào chứ pha vào nhớt cũ ra đen thui ko sướng (dù pha DO vào nhớt mới hay nhớt cũ cũng hiệu quả y nhau thôi) Không khuyến khích pha nhớt mới vì ô nhiễm môi trường nhé các bác. Với 2 là 1 chai súc tới 60k- 80k trong khi 500ml dầu DO có 7k thôi, nhà nghèo chơi hàng rẻ bác. Với hiểu biết của mình không muốn cống nạp thêm tiền cho bọn ngoại bang.

5. Các bác thấy mấy thìm youtuber review súc động cơ xong chắt nhớt ra xem rồi bảo “cặn mạt nhiều thế này đúng là súc tốt” là họ đã hiểu sai, cái cặn đó đúng là súc động cơ tẩy ra là tốt nhưng không phải mục đích chính của súc động cơ, súc động cơ là để làm thông đường nhớt và cái súc động cơ nó sẽ hòa tan cái cặn hắc ín cháy đen đó thành chất lỏng như xăng hòa tan sơn ấy. Chứ xe tay ga (ko có bố ngâm dầu), thay nhớt thường xuyên + dùng ốc nhớt nam châm thì lấy đâu ra mạt ? Mấy bố dùng súc động cơ xong thấy không ra chút mạt nào mà phán “súc động cơ lởm” là quá sai lầm 😉

6. Vậy súc động cơ xong lần dùng nhớt tiếp theo có hại nhớt mới không ?

Nhiều bác lo sợ cái này, nhưng em khẳng định là KHÔNG nếu các bác xả thật sạch nhớt cũ ra. Vì khi garanti 5-10 phút thì súc động cơ nó đã phản ứng và sủi bọt gần hết với nhớt cũ rồi thay sạch ra không vấn đề gì cả. Sẽ còn độ 50ml nhớt cũ có súc động cơ còn sót lại cũng không ảnh hưởng gì nhiều vì nó đã hao đi rất nhiều rồi, khi chạy nóng nó sẽ lại tiếp tục bị sủi bọt bay hơi đi. Còn thím nào kỹ tính thì có 3 cách:

  • Đổ thêm 50ml nhớt để bù cho 50ml nhớt cũ kia khi bay hơi đi. Thay số km như bình thường.
  • Thay sớm nhớt hơn khoảng vài trăm km (không khuyến khích nếu lần đó không chạy tua vì 50ml sẽ chả ảnh hưởng gì nếu không chạy gắt mà lại làm ô nhiễm thêm môi trường)
  • Thay 1 bình nhớt khoàng giá rẻ, chạy 800-1000km rồi thay nhớt thật 🙂

Mục đích của súc động cơ CHỈ là để làm sạch mạt cặn bám trong đường bơm nhớt:

Các bác súc động cơ bằng DO dùng theo cách này nhé:

1. Đổ thêm 300-400ml DO vào nhớt cũ mà súc là được. Hiệu quả tương đương súc bằng nhớt mới.

2. Dư tiền muốn xem xe bẩn ra sao thì dùng nhớt mới theo video này:

Dùng nhớt rẻ mới 20w50 pha DO 50% và súc, nhớ phải dùng 20w50 nhé --> bao sạch như ngọc trinh.

Nếu dư tiền cho thêm 1 chai engine flush nữa

Bao nhiêu lâu súc 1 lần ?

15000-20000km mới nên súc 1 lần với tay ga, còn xe số thì 10000km 1 lần. Không cần súc nhiều làm gì cả nếu các bac dùng nhớt Full tổng hoặc nhớt hãng, bọn này có chất tẩy rửa lên máy sẽ rất sạch.

Còn bác nào dùng nano thường xuyên cho tay ga thì thậm chí 30000-40000km mới cần súc 1 lần vì bản thân nano chính là chất chống bám cặn tốt nhất rồi.

Hoặc xe có lọc nhớt giấy như Suzuki hay Yamaha thì cũng chỉ nên súc sau 30000-40000km, lọc giấy nó đã lọc gần hết cặn và mảng bám rồi, máy sẽ rất là sạch không nên tốn tiền vô ích.

Súc động cơ thật ra là dùng kerosene (dầu hỏa) pha DO và các chất tẩy rửa khác, khi nóng lên nó sẽ tăng áp suất, sủi bọt hóa hơi và thẩm thấu sâu vào các chi tiết máy và có khả năng sẽ phá hủy các chi tiết đệm cao su trong máy xe nếu tiếp xúc thời gian quá dài. Nhất là trên xe số có rất nhiều vòng đệm, ron cao su tại cần số, bộ số, phốt cao su nhớt-nước mát v.v.. nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ không nên lạm dụng, nó như thuốc vậy dùng thừa dùng thiếu đều chết chỉ có đủ mới được thôi.

Sau khi súc bằng DO hoặc engine flush thì bình nhớt sau nên dùng nhớt rẻ, 500-1000km thay để tống sạch dầu DO đi.

Nhấn mạnh các bác phải nhớ là súc động cơ không phải để làm toàn bộ máy trắng như ngọc trinh vì nó chả có ý nghĩa gì cả, như clip trên cho thấy máy vẫn đen thui. Mục đích của súc động cơ là để làm sạch mạt cặn bám trong đường bơm nhớt và cách tốt nhất để đường bơm nhớt luôn sạch là nhớ thay nhớt thường xuyên, không có bất kỳ dung dịch súc nào thay được việc thay nhớt thường xuyên.

Call Now Button